×
TÌM KIẾM
EveryVietStudent.com
Một Nơi An Toàn Để Khám Phá Những
 Câu Hỏi Về Đời Sống và Đức Chúa Trời
Sự hiện hữu

Các nhà khoa học gặp khó khăn với những quy luật của tự nhiên

Tại sao quy luật của tự nhiên lại là bất biến? Hãy xem tại sao các nhà khoa học lại bối rối đến vậy bởi những quy luật vật lý này.

WhatsApp Share Facebook Share Twitter Share Share by Email More PDF

Quy luật của tự nhiên không chỉ xảy ra với địa cầu. Toàn bộ vũ trụ của chúng ta đều tuân theo những quy luật như vậy. Và chúng không bao giờ thay đổi.

Bạn để một ly cà phê trên quầy bàn nó sẽ bị nguội. Trọng lực vẫn cứ diễn ra đều, không phải ngẫu nhiên. Tốc độ ánh sáng luôn bất biến. Trái Đất quay quanh chính nó 24 giờ một lần. (Điều này rất rõ ràng, chúng ta biết mỗi năm cần phải thêm một giây nhuần vào đồng hồ của thế giới, để giữ nó chạy đúng.)

Bạn không thấy lạ sao khi vũ trụ của chúng ta lại có trật tự như vậy? Tại sao lại thế?

Nhà vũ trụ học Sean Carroll đã bình luận “Một quy luật vật lý là một khuôn mẫu mà tự nhiên phải tuân theo, không có ngoại lệ.”1

Các nhà khoa học ngày nay cho rằng ý tưởng vũ trụ vận hành hiển nhiên là phải tuân theo các quy luật. Tất cả các ngành khoa học đều dựa trên điều mà tác giả James Trefil gọi là nguyên lý của vũ trụ. “Nguyên tắc đó là các quy luật tự nhiên chúng ta khám phá ở đây, ngay lúc này trong các phòng thí nghiệm là đúng với mọi nơi trong vũ trụ và có hiệu lực mọi lúc.”2

Còn nhiều điều khác nữa. Theo như bản ghi chép của các nhà khoa học về những điều họ đã quan sát, thông thường họ không chỉ sử dụng những từ ngữ và đoạn văn. Những quy luật của tự nhiên có thể được lưu giữ bằng những con số. Chúng có thể được đo đạc và ước tính theo ngôn ngữ toán học.

Những nhà khoa học vĩ đại nhất đã phải kinh ngạc bởi điều lạ lùng này. Chẳng có một sự bắt buộc theo lô-gic nàomà vũ trụ phải tuân theo các quy luật, không kể đến một vũ trụ tuân theo những quy luật của toán học. Tốc độ ánh sáng đo được tương đương với 186.000 dặm mỗi giây, bất luận là ánh sáng đó từ một cái đèn pin của trẻ con hay là một ngôi sao ở một thiên hà xa xôi. Về toán học mà nói, thì tốc độ chính xác của ánh sáng là không đổi.

Nhà vật lý học Eugene Wigner thừa nhận rằng tự nhiên đặt nền móng trên toán học“là cái gì đó gần với sự huyền bí và chẳng có lời giải thích có lý nào cho nó cả”3 Richard Feynman là một người đoạt giải Nô-ben về điện động lực học lượng tử nói rằng “Tại sao tự nhiên dựa trên toán học vẫn là một sự huyền bí…Thực tế là tất cả những quy luật là một loại phép màu.”4

Sự ngạc nhiên này xuất hiện từ sự thừa nhận rằng vũ trụ không vận hành theo cách này. Thật dễ tưởng tượng một vũ trụ mà trong đó những điều kiện thay đổi không đoán trước được lúc này lúc khác,hay thậm chí là một vũ trụ mà trong đó mọi thứ xuất hiện và biến mất khỏi nơi đó.Thay vào đó các nhà khoa học bám chắc vào sự hiểu biết lâu đời về những sự hợp lý cơ bản của vũ trụ.

Nhà vật lý học Paul C. Davies cho rằng “… là một nhà khoa học, bạn phải có niềm tin rằng vũ trụ này bị chi phối bởi những quy luật toán học độc lập, tuyệt đối, không thay đổi được, và phổ biến của một nguồn chưa xác định. Bạn phải tin rằng những quy luật này sẽ không sai, rằng chúng ta sẽ không thức dậy vào ngày mai để thấy rằng hơi nóng di chuyển từ nơi lạnh đến nơi nóng, hay là tốc độ của ánh sáng thay đổi theo giờ. Trong nhiều năm tôi thường hỏi các đồng nghiệp nghiên cứu vật lý rằng tại sao các quy luật vật lý lại là như thế?”… Câu trả lời ưa thích là “Chẳng có lý do nào chúng lại như thế --chúng vốn như vậy.”5

Thậm chí qua thời gian, những quy luật này luôn nhất quán. Những quy luật tương tự của tự nhiên mà chúng ta tìm thấy trên trái đất này cũng chi phối một ngôi sao cách xa cả tỷ năm ánh sáng. Một nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng “Một trong nhưng con số quan trọng nhất trong vật lý là tỷ số khối lượng của prô-ton (hạt điện tích dương) và ê-lếch-tron (điện tử) ở một thiên hà cách trái đất 6 tỷ năm ánh sáng cũng tương tự như ở trên trái đất, theo một nghiên cứu mới đã chôn vùi cuộc tranh luận về việc quy luật của tự nhiên thay đổi ở những nơi khác nhau trong Vũ Trụ.” 6

Tất cả các ngành khoa học hiện đại dựa vào niềm tin rằng những quy luật hợp lý tồn tại trong vũ trụ. Danh sách của các nhà khoa học hiện đại những người đưa đến sự thăm dò và khám phá những quy luật này là những người đàn ông và phụ nữ tin vào sự tồn tại của một Đức Chúa Trời Toàn Năng. Tại sao lại như thế. Họ đã hình dung vũ trụ tuân theo những quy luật này bởi sự sáng suốt và quyền năng của Đấng Tạo Hóa là Đức Chúa Trời. Cũng như Đức Chúa Trời là nhất quán, không thay đổi, thì có một ngành khoa học về tự nhiên bất biến. Họ tin rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra vũ trụ này được vận hành theo những quy luật, tuân theo những lý do thiêng liêng và có một vẻ đẹp rực rỡ.

Việc này khá là khác với những người tin vào đa thần, mỗi vị thần lại có ảnh hưởng tới vạn vật theo tính khí hay là ý thích mới nảy ra. Trong các xã hội đa thần, các thần mâu thuẫn với nhau và không thể hiểu được và tự nhiên bị các thần không thể biết chi phối. Vũ trụ vẫn vận hành, nên họ nghĩ rằng, cứ có một điều huyền bí nào đó thì đó chính là các thần của họ, mà không nghĩ rằng điều đó có thể khác với điều họ nghĩ. Lý thuyết về một vũ trụ có thể khám phá, thông minh, và tuân theo trật tự đơn giản là hợp lý và dễ tiên đoán không theo thế giới quan của họ.

Những người theo Đấng Cứu Thế, nói cách khác tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng thông sáng, khôn ngoan và muốn tỏ mình ra, hãy xem Ngài tự tỏ mình ra trong Chúa Cứu Thế Giê-xu. Xuyên suốt trong Kinh Thánh là những tuyên bố như:

“Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài.”7

Các tiến bộ khoa học hiện đại vĩ đại nhất bắt nguồn từ những người tin vào những điều Kinh Thánh nói về Chúa, đó là…

“Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài.”8

Họ tin rằng Đức Chúa Trời sáng tạo vạn vật và ra lệnh cho chúng vận hành một cách hợp lý vì lợi ích và những khám phá của nhân loại và vì vinh hiển của Đức Chúa Trời nên chúng ta có thể nhận ra quyền năng tối thượng của Ngài khi chúng ta quan sát công tác sáng tạo phi thường của Ngài. “Newton và những người cùng thời tin rằng khi nghiên cứu khoa học họ đang khám phá ra kế hoạch thiêng liêng dành cho vũ trụ dưới hình thức các trật tự toán học.”9

Đức tin đã thúc đẩy các nhà khoa học hàng đầu trong việc của nghiên cứu là: Copernicus, Kepler, Galileo, Brahe, Descartes, Boyle, Newton, Leibniz, Gassendi, Pascal, Mersenne, Cuvier, Harvey, Dalton, Faraday, Herschel, Joule, Lyell, Lavoisier, Priestley, Kelvin, Ohm, Ampere, Steno, Pasteur, Maxwell, Planck, Mendel.

Những nhà khoa học này đã bị thuyết phục rằng Đức Chúa Trời đã sáng tạo vũ trụ hùng vĩ này để có thể đo đạc bằng toán học, dẫn đến những khám phá giá trị và chính xác. Việc này dẫn tới những khám phá như định luật thứ ba của Kepler cho biết rằng tỉ số lập phương bán trục lớn và bình phương chu kỳ quay là giống nhau cho mọi hành tinh quay quanh Mặt Trời. Làm thế nào mà một người có thể đoán được điều đó? Kepler đã làm được, chủ yếu là bởi vì ông bị thuyết phục rằng phải có một mối liên hệ toán học tuyệt vời đang bị giấu kín và chờ được khám phá –được sắp đặt bởi một Đức Chúa Trời kỷ luật với trí tuệ vượt xa trí tuệ của nhân loại. Ngày nay thậm chí cả những nhà khoa học không quan tâm đến tín ngưỡngcũng cho rằng tự nhiên không chỉ bao gồm sự trật tự mà còn có cả sự đơn giản và tốt đẹp.

Câu hỏi ẩn sau những theo đuổi khoa học là chính đáng…tại sao vũ trụ lại có trật tự như thế? Với nhiều nhà vật lý học, vũ trụ học, và sinh vật học, những người đặt nền móng cho khoa học hiện đại, đã có một câu trả lời rõ ràng: Có một Đấng Tạo Hóa sáng tạo tất cả vạn vật Ngài là Đức Chúa Trời yêu thương, thông sáng thường tỏ mình ra trước nhân loại, và giữ gìn vũ trụ bằng quyền năng của Ngài.10

Để tìm thêm các bằng chứng khác về sự tồn tại của Đức Chúa Trời xin mời ghé thăm trang web Có một Đức Chúa Trời không?

 Làm thế nào để bắt đầu mối quan hệ với Đức Chúa Trời
 Tôi có một câu hỏi…

Nhiều phần trong bài báo này về khoa học tự nhiên bất biến được lấy từ Dinesh D’Souza, What’s So Great about Christianity, Regnery Publishing, Inc., 2007, Chương 11.

Ghi Chú: (1) Sean Carroll một nhà vũ trụ học tại Viện Kỹ Thuật Của California, được trích dẫn bởi New York Times, nytimes.com; 2007. (2) James Trefil, Reading the Mind of God (New York: Anchor Books, 1989),1. (3) Eugene Wigner, “The Unreasonable Effectiveness of Mathematics in the Natural Sciences,” trong Douglas Campbell và John Higgins, eds., Mathematics (Belmont, CA: Wadsworth, 1984), Vol 3, 117. (4) Richard Feynman, The Meaning of It All: Thoughts of a Citizen –Scientist (New York: BasicBooks, 1998), 43. (5) Paul C. Davies, nhà vật lý học, nhà vũ trụ học, nhà sinh vật học vũ trụ, của Đại Học Bang Arizona; trích dẫn trong edge.org. (6) Tiến sĩ Emily Baldwin; “Earth's Laws Still Apply in Distant Univers ; AstronomyNow.com; tháng 6, 2008. (7) Rô-ma 1:19,20 (8) Cô-lô-se 1:16,17 (9) Paul C. Davies, trích dẫn từ trang web edge.org/discourse/science_faith.html (10) Hê-bơ-rơ 1:1-3; Cô-lô-se 1:16-19; Giăng 1:1-5; Ê-sai 40-66


CHIA SẺ BÀI BÁO NÀY:
WhatsApp Share Facebook Share Twitter Share Share by Email More