×
TÌM KIẾM
EveryVietStudent.com
Một Nơi An Toàn Để Khám Phá Những
 Câu Hỏi Về Đời Sống và Đức Chúa Trời
Hỏi và đáp

Thế nếu tôi không tiếp nhận nhưng cũng không khước từ Đức Chúa Trời thì sao?

WhatsApp Share Facebook Share Twitter Share Share by Email More PDF

Câu hỏi: “Thế nếu tôi không tiếp nhận, nhưng cũng không từ chối Đức Chúa Trời thì sao? Nếu tôi không nói rằng không có Thượng Đế, nhưng tôi cũng không khẳng định rằng Ngài thực sự tồn tại thì sao?”

Có lẽ mọi chuyện phụ thuộc vào điều mà bên trong lòng mình bạn thật sự biết là đúng. Nói cách khác, có thể một ngày nào đó bạn sẽ đứng trước Thượng Đế và nói: “Nhưng con chưa từng biết rằng Ngài tồn tại!” Và Ngài có thể trả lời: “Có, con có biết. Ta đã làm để con chắc chắn biết. Sâu thẳm trong lòng, con đã biết Ta tồn tại. Ta biết bởi vì Ta đã đặt sự hiểu biết ấy vào đó. Tuy vậy con không muốn biết Ta, do đó con từ chối công nhận là Ta tồn tại. Con bỏ qua thông tin mà Ta cho con, nhưng thông tin đó còn đó.”

Chắc chắn chúng ta sẽ bị hỏi về điều chúng ta biết. Câu hỏi thật sự khi ấy là chúng ta thực sự biết điều gì? Đức Chúa Trời đã đặt những sự hiểu biết nào vào trong lòng của chúng ta? Dù đó là gì, chúng ta được kêu gọi đáp ứng với điều đó. Và có thể có những thứ chúng ta biết nhưng chúng ta không muốn thú nhận điều đó. Kinh thánh nói lòng người ta là xảo quyệt hơn mọi vật.1

Câu hỏi của bạn có vẻ như: “Thế nếu tôi cứ trung lập và không bao giờ làm quyết định thì sao?” Điều đó có vẻ ổn, nếu bạn không có thông tin nào đó để tiếp tục. Nhưng Kinh thánh nói sự tồn tại của Đức Chúa Trời có bằng chứng là sự phức tạp của thế giới chung quanh ta, và do đó chúng ta phải chịu trách nhiệm vì biết rằng Ngài tồn tại. Vì những gì của Đức Chúa Trời mà mắt trần không thấy được, kể cả quyền năng vĩnh cửu lẫn thần tính của Ngài, thì từ thuở sáng tạo vũ trụ đã được thấy rõ nhờ nhận thức về các tạo vật, nên họ không còn cách nào bào chữa được.2

Và nếu còn hơn thế nữa thì sao? Nhiều người đã nói rằng họ cảm thấy, trong hàng năm, Đức Chúa Trời đã “gõ cửa” lòng họ, dường như cố gắng đi vào. Nếu điều đó thực sự đã xảy ra với người đó (và Đức Chúa Trời thì biết điều này), thì không làm quyết định gì về Ngài cũng có nghĩa là khước từ Ngài. Nếu Ngài đề nghị bước vào trong cuộc sống/trái tim của chúng ta, thì không có vùng trung lập.

Lại còn có một con người khác nữa là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Con người này tuyên bố mình là Đức Chúa Trời, làm phép lạ để xác chứng tuyên bố đó, và chết cho tội lỗi của chúng ta, sống lại từ trong kẻ chết, và cuộc đời của Ngài được chép lại để chúng ta đọc. Chính con người đó nói: “Ai không thuận với Ta là nghịch cùng Ta. Ai không kết hợp với Ta đều tan lạc.”3 Bạn không thể trung lập với Chúa Giê-xu. Ngài không cho chúng ta phương án đó.

Còn một điều khác nữa để cân nhắc: hoàn toàn có thể lý do của cuộc sống này chính là để làm một quyết định ủng hộ hay chống lại Đức Chúa Trời. Và nếu đúng là như vậy, thì có lẽ chúng ta không thể không làm quyết định. Nói cách khác, nếu chúng ta không nói vâng với Thượng Đế, là chúng ta đã nói Không.

 Làm thế nào để bắt đầu mối quan hệ với Đức Chúa Trời
 Tôi có một câu hỏi…

Ghi Chú: (1) Giê-rê-mi 17:9 (2) Rô-ma 1:20 (3) Lu-ca 11:23


CHIA SẺ BÀI BÁO NÀY:
WhatsApp Share Facebook Share Twitter Share Share by Email More