Bạn đang ở đây. Tại đây. Ngay lúc này. Nhìn vào màn hình máy tính. Một giây nữa đang trôi qua. Một khoảng khắc của cuộc sống. Vù. Nó qua rồi. Tiếc quá. Một giây khác đang đến. Giây trôi qua, phút trôi qua. Một giờ. Một ngày. Một tuần. Một năm. Hôm nay có đây. Mai đã qua rồi.
Bạn đang ở đây. Một nơi nào đó trên hành tinh Trái Đất. Bạn đang nghĩ gì… NGAY GIỜ NÀY? Chẳng nghĩ gì? Hay một cái gì đó kiểu như: “Tôi mốn nhiều hơn”?
Được thôi, nhưng nhiều hơn cái gì? Điểm cao? Bạn bè? Tiệc tùng? Hẹn hò? Tiền bạc?1 Đĩa CD? Quần áo?
Hãy nhớ rằng bạn đã có cái bạn muốn, hoặc cuối cùng cũng đã hẹn được người bạn muốn hẹn… còn nhớ cảm xúc mà bạn có sau đó? Có phải là cái gì đó kiểu như: “Điều này cũng chẳng thay đổi triệt để cuộc đời mình như mình tưởng”?
Khi ấy bạn làm gì? Trở lại với bàn vẽ à?
Có thể suy cho cùng thì thì kinh nghiệm hoặc thứ mà bạn kỳ vọng cũng không thực sự là cái bạn muốn. Hoặc có thể bạn chỉ cần NHIỀU hơn kinh nghiệm hoặc thứ ấy. Nhiều quần áo hơn. Nhiều CD hơn. Nhiều cuộc hẹn hò hơn. Nhiều tiệc tùng hơn.
Nhưng thậm chí khi đó cái cảm giác ấy, cái tư tưởng khó chịu ấy vẫn còn lại: “Mình vẫn muốn nhiều hơn.”
Vậy là bạn muốn nhiều hơn. Một cái gì đó nhiều hơn. Nhưng bạn không chắc đó là cái gì. Nó giống như một cơn ngứa dai dẳng trong cuộc sống bạn. Cảm giác thiếu một cái gì đó. Cảm giác phải có một cái gì đó nhiều hơn TRONG cuộc sống và nhiều hơn CHO cuộc sống. Đời sống phải mang lại một cái gì đó nữa.
Bạn nghĩ: “Có phải mình chỉ là một kẻ lạc chỗ? Chuyện gì thế này? Vấn đề của mình là gì? Cơn ngứa vẫn còn đó. Và những điều bạn đã kinh nghiệm cho đến nay chẳng gãi được chút nào.
Tất nhiên, đây không phải là điều mà bạn tâm sự với bạn bè của mình. Nếu họ biết bạn đang có những ý nghĩ thế này, chắc chắn họ sẽ nói: “Chao ôi… hắn trở nên QUÁ nghiêm túc về cuộc sống rồi.”
Nhưng có thể họ cũng có cơn ngứa như bạn. Có thể họ cũng có những ý nghĩ như bạn. Có thể mọi người đều thông đồng im lặng: “Mình sẽ không cho bất cứ ai biết điều mình đang thực sự nghĩ về cuộc sống.”
Đã có bao giờ bạn nghĩ đến việc cơn ngứa ấy có gì đó liên quan đến Thượng Đế? Tất nhiên, Chúa ở quanh ta, vô hình với mắt trần. Nhưng Chúa còn tồn tại trong những lĩnh vực ngoài tầm chúng ta. Và có lẽ đó chính là tình trạng khó xử của chúng ta. Chúng ta cần một cái gì đó vượt ra ngoài thế giới của chúng ta để gãi cơn ngứa ấy.
Thế nếu cuộc sống đã được sắp xếp (bởi Thượng Đế) theo cách mà chẳng có gì trong thế giới này có thể thỏa mãn chúng ta hoàn toàn? Thậm chí những điều tốt như thành công nghề nghiệp, đời sống gia đình lành mạnh, cưới người mà bạn thật sự yêu. Có thể thậm chí những thứ đó vẫn chưa lấp đầy sự trống vắng. Có thể thậm chí những thứ đó không gãi được cơn ngứa. Tại sao? Bởi vì chúng ở trong thế giới này. Và bởi vì chúng ta cần một cái gì đó ngoài thế giới này để làm cho cuộc sống của chúng ta được đầy trọn.
Có thể Đức Chúa Trời đã thiết kế chúng ta theo cách để chúng ta phải tìm kiếm Ngài.2
Hãy nghĩ về điều đó. Nếu tất cả những thứ mà chúng ta từng muốn hoặc cần đều có thể nhận được từ thế giới mà chúng ta đang sống, thì khi ấy chúng ta không muốn có Đức Chúa Trời. Chúng ta không cảm thấy cần Ngài. Nhưng có thể Ngài cảm thấy Ngài quá quan trọng để bị bỏ qua.
Thế nên bạn đang ở đây. Ngay giờ này. Đang cần nhiều hơn. Đang muốn nhiều hơn. Nhưng nếu cái “hơn” mà bạn muốn không thể tìm được trong thế giới này thì sao? Khi ấy thì thế nào? Bạn sẽ hướng về đâu?
Hãy nhấn vào đây để đọc một câu chuyện trong Kinh Thánh về hiện tượng này.
Từ Kinh Thánh, Giăng 4:4-18…
Vả, Ngài phải đi ngang qua xứ Sa-ma-ri.
Vậy Ngài đến một thành thuộc về xứ Sa-ma-ri, gọi là Si-kha, gần đồng ruộng mà Gia-cốp cho Giô-sép là con mình.
Tại đó có cái giếng Gia-cốp. Nhân đi đàng mỏi mệt, Đức Chúa Giê-xu ngồi gần bên giếng; bấy giờ độ chừng giờ thứ sáu.
Một người đàn bà Sa-ma-ri đến múc nước. Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Hãy cho ta uống.
Vì môn đồ Ngài đã đi ra phố đặng mua đồ ăn.
Người đàn bà Sa-ma-ri thưa rằng: Ủa kìa! Ông là người Giu-đa, mà lại xin uống nước cùng tôi, là một người đàn bà Sa-ma-ri sao? (Số là, dân Giu-đa chẳng hề giao thiệp với dân Sa-ma-ri.)
Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Ví bằng ngươi biết sự ban cho của Đức Chúa Trời, và biết người nói: “Hãy cho ta uống” là ai, thì chắc ngươi sẽ xin người cho uống, và người sẽ cho ngươi nước sống.
Người đàn bà thưa: Hỡi Chúa, Chúa không có gì mà múc, và giếng thì sâu, vậy bởi đâu có nước sống ấy?
Tổ phụ chúng tôi là Gia-cốp để giếng nầy lại cho chúng tôi, chính người uống giếng nầy, cả đến con cháu cùng các bầy vật người nữa, vậy Chúa há lớn hơn Gia-cốp sao?
Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Phàm ai uống nước nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời.
Người đàn bà thưa: Lạy Chúa, xin cho tôi nước ấy, để cho tôi không khát và không đến đây múc nước nữa.
Đức Chúa Giê-xu phán rằng: Hãy đi, gọi chồng ngươi, rồi trở lại đây.
Người đàn bà thưa rằng: Tôi không có chồng. Đức Chúa Giê-xu lại phán: Ngươi nói rằng: Tôi không có chồng, là phải lắm; vì ngươi đã có năm đời chồng, còn người mà ngươi hiện có, chẳng phải là chồng ngươi; điều đó ngươi đã nói thật vậy.
Tại sao Chúa Giê-xu nhắc đến những mối quan hệ mà người phụ nữ này đã có với tất cả những người đàn ông kia? Và điều ấy có liên quan gì đến nước sống?
Cách tốt nhất để hiểu câu chuyện này là trước hết nhận ra rằng Chúa Giê-xu nói về hai mức độ. Ngài nói về hai loại nước. Loại thứ nhất là nước tự nhiên trong giếng (H2O thường). Loại khác trong câu hỏi trên là một điều gì đó mà Ngài gọi là “nước sống.”
Sự khác nhau giữa hai loại nước này là gì? Chúa Giê-xu nói đó là nước thường không làm đã cơn khát của chúng ta, nhưng nước sống sẽ làm được điều ấy. Vậy, nước sống ấy là gì?
Bằng khái niệm nước sống, Chúa Giê-xu ám chỉ mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Chỉ có mối quan hệ với Đức Chúa Trời mới thỏa mãn toàn diện cơn khát tâm linh của chúng ta. Nhớ điều ấy rồi, theo bạn thì tại sao Ngài lại bảo người phụ nữ hãy về gọi chồng của mình đã rồi mới trở lại?
Chúa Giê-xu muốn bà nhận ra những chỗ mà bà đã đến để đáp ứng cơn khát tâm linh của mình. Nhưng đã vô ích. Bà đã có tới sáu người đàn ông trong đời, tuy vậy bà vẫn khát. Chẳng có người nào trong đời bà thỏa mãn được những mong mỏi sâu sắc nhất của bà.
Những nhu cầu và mong mỏi sâu sắc nhất của chúng ta không thể được đáp ứng bởi bất kỳ một điều gì trong thế giới này. Chúng ta cần Đức Chúa Trời, là Đấng ngoài thế giới này, để hoàn toàn thỏa mãn chúng ta. Chúng ta cần “nước sống” của Ngài. Chúng ta cần biết Ngài và có mối quan hệ với Ngài. Nếu không, chúng ta sẽ “khát” trong cuộc sống. Khát là một giác quan tâm linh.
Đó là lý do tại sao Chúa Giê-xu đã nói: “uống nước Ta cho sẽ không khát nữa.” Sự nhận biết Ngài làm thỏa mãn cơn khát của chúng ta. Điều ấy gãi đúng vào chỗ ngứa dai dẳng của chúng ta. Cơn ngứa mà chẳng có gì khác có vẻ như gãi được.
Trong câu chuyện này, người đàn bà kia đã cố gắng chấm dứt cơn khát tâm linh của bà qua những mối quan hệ với đàn ông. Điều này đã cho thấy là không thành công. Những “cái giếng” ấy không mang lại nước sống. Bạn có “giếng” nào trong đời sống mình không?
Thường thì người ta sẽ thử thỏa mãn nhu cầu tâm linh của họ bằng những thứ không tâm linh – những thứ như tiền bạc, sự nổi tiếng, thân thể khỏe mạnh, có nhiều đồ đẹp.
Hoặc họ sẽ thử thỏa mãn những nhu cầu tâm linh của họ qua một dạng thực hành tâm linh nào đó nhưng không bao gồm mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời. Một lần nữa, đó là một cái “giếng” giả.
Điểm chính yếu của câu chuyện này là chính Chúa Giê-xu là “giếng” đáng tin cậy duy nhất. Ngài là Đấng duy nhất có thể cho chúng ta “nước sống”. Và nước Ngài cho là một món quà. Có phải đó là món quà mà bạn muốn nhận? Điều ấy sẽ tạo nên một sự khác biệt lớn trong cuộc sống ngay BÂY GIỜ.
► | Làm thế nào để bắt đầu mối quan hệ với Đức Chúa Trời |
► | Tôi có một câu hỏi… |
Ghi Chú: (1) "Người ham tiền bạc, bao nhiêu tiền bạc cũng không." (Kinh Thánh, Truyền Đạo 5:10)
(2) "Từ một người, Ngài dựng lên tất cả các dân tộc trong nhân loại cho họ ở khắp mặt địa cầu, định thời gian hiện hữu và biên giới cho họ cư trú, Để tìm kiếm Đức Chúa Trời, may ra có thể dò dẫm mà tìm được Ngài, dù Ngài không ở xa mỗi người trong chúng ta.” (Kinh Thánh, Công Vụ 7:26-27)