×
TÌM KIẾM
EveryVietStudent.com
Một Nơi An Toàn Để Khám Phá Những
 Câu Hỏi Về Đời Sống và Đức Chúa Trời
Câu hỏi cuộc sống

Luân hồi, Nghiệp chướng & Sự sống sau Cái chết

Đầu thai có thật không? Có sự sống sau cái chết không? Nghiệp chướng thì sao?

WhatsApp Share Facebook Share Twitter Share Share by Email More PDF

Tiến sỹ Douglas Groothuis

Người ta luôn tự hỏi điều gì – nếu có một điều gì đó – nằm sau những nấm mồ. Chết có phải là kết cục của sự tồn tại, một bước vào vĩnh cửu, hay một trạng thái ngưng nghỉ giữa những lần sống trên đất? Một số người dạy rằng linh hồn đầu thai vào nhiều thân xác khác nhau, và khoảng 25 phần trăm người Mỹ tin điều đó. Tại sao thuyết luân hồi lại cuốn hút nhiều người đến vậy?

Luân hồi và Nghiệp Chướng

Thuyết luân hồi mang hy vọng cho nhiều người. Nếu đời này chúng ta chưa làm được, chúng ta có cơ hội khác vào lần sau. Tuy nhiên, thậm chí những người tin vào thuyết luân hồi cũng thú nhận rằng đa số người ta không nhớ về kiếp trước của họ. Vậy làm sao chúng ta có thể học được từ những sai lầm trong quá khứ nếu chúng ta không thể nhớ nổi chúng? Chúng ta có xu hướng phạm cùng một sai lầm hết lần này đến lần khác. Tính đến tỷ lệ vi phạm đạo đức trong lịch sử nhân loại, liệu chúng ta có lý do để hy vọng rằng chúng ta sẽ làm đúng trong cuộc sống tương lai?

Thuyết luân hồi còn tuyên bố đảm bảo công lý. Theo luật nghiệp báo (một quy tắc bất biết và phi thân vị của vũ trụ), chúng ta nhận được điều mình xứng đáng trong mỗi kiếp sống. Việc thiện hay ác tạo nên kết quả tốt hay xấu từ kiếp này sang kiếp khác. Với nghiệp chướng, không có cái gọi là đau khổ không công bằng, bởi vì chẳng có ai là vô tội. Tất cả mọi đau khổ đều là đáng do nghiệp xấu. Đứa trẻ sinh ra thiếu chân vì nó đáng bị điều đó, một người phụ nữ bị hiếp dâm cũng thế. Tất cả chúng ta đều mang nghiệp của mình vào trong mỗi kiếp sống. Không có ân huệ, hay tha thứ, hay thương xót. Điều này không chỉ là tin không tốt cho những người bị gánh nặng lương tâm phiền muộn, nhưng nghiệp chướng còn mâu thuẫn với cảm nhận luân lý của chúng ta rằng một số đau khổ là bất công, xứng đáng được chúng ta thương xót và làm vơi nhẹ chúng đi.

Những hạn chế của thuyết đầu thai

Liệu thuyết đầu thai có thể thực sự mang lại hy vọng và cảm giác công lý trong một thế giới hỗn loạn? Và nó mang lại sự an ủi gì cho sự chết – một vấn đề dai dẳng? Luật nghiệp chướng không thương xót, nhưng sứ điệp của Chúa Cứu Thế Giê-xu thì khác. Chúa Giê-xu không phủ nhận việc có những đau khổ vô nguyên cớ. Ngài mang đến sự tha thứ cho những người gây ra nó và sự an ủi cho những ai đã phải chịu đựng nó.

Chúa Giê-xu dạy rằng không một ai có thể giữ được các điều luật đạo đức. Lòng người không tinh sạch, bị phó vào những thái độ và hành động sai trái, là tội lỗi chống nghịch lại một Đức Chúa Trời yêu thương và tuyệt đối tốt lành. Chúa Giê-xu đã nói Ngài là Cứu Chúa của chúng ta, Ngài mang sự tha thứ đến cho chúng ta, vì chính Ngài đã trả giá cho những tội lỗi chống lại Đức Chúa Trời của chúng ta. Chúa Giê-xu nói người ta sẽ nhận được hoặc là phần thưởng đời đời hoặc là hình phạt đời đời, căn cứ vào việc họ có tiếp nhận sự tha thứ của Ngài trong khi sống MỘT LẦN trên đất hay không.1 Chúa Giê-xu giải thích rằng Ngài đến thế gian để “tìm và kiếm những kẻ bị hư mất.”2 Ngài đã nói Ngài đến “không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.”3

Chúa Giê-xu đã bày tỏ tình yêu vị tha của Ngài thậm chí khi đang bị hành hình trên thập tự giá. Một kẻ trộm cắp đang bị đóng đinh trên cây thập tự bên cạnh Chúa Giê-xu đã xưng tội của mình và cầu xin Chúa Giê-xu nhớ đến anh ta. Chúa Giê-xu đáp lại: “Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi (thiên đàng).”4 Để vào thiên đàng chỉ cần có đức tin vào Chúa Giê-xu, không phải nhờ làm việc thiện hết kiếp này đến kiếp khác hòng trừ đi nghiệp xấu và tích cóp nghiệp tốt. Như Chúa đã tuyên bố: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”5 Đây thực sự là một tin lành – cho đời này và đời sau.

Để khám phá tiếp về cuộc đời và sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, hãy đọc sách “Ma-thi-ơ” trong Kinh Tân Ứơc, hoặc xem bài Vượt hơn đức tin mù quáng. Để thảo luận nhiều hơn về thuyết luân hồi hãy xem trong Diễn đàn hỏi và đáp.

Douglas Groothuis, tiến sỹ giảng dạy về triết học tại Chủng Viện Denver và là tác giả của cuốn Jesus in an Age of Controversy (Chúa Giê-xu trong thời đại tranh cãi).

 Làm thế nào để bắt đầu mối quan hệ với Đức Chúa Trời
 Tôi có một câu hỏi…

Ghi Chú: (1) Ma-thi-ơ 25:31-46; cũng xem Hê-bê-rơ 9:27 (2) Lu-ca 19:10 (3) Mác 10:45 (4) Lu-ca 23:43 (5) Gi ăng 3:16


CHIA SẺ BÀI BÁO NÀY:
WhatsApp Share Facebook Share Twitter Share Share by Email More